Thành phần sơn nước | Với sự phát triển của khoa học công nghệ, sơn không chỉ là “màu” để tô thắm ngôi nhà mà ngày càng có nhiều chức năng, ứng dụng hữu ích hơn phục vụ đời sống của con người. Công nghệ sản xuất sơn nước hiện nay có nhiều loại, được sản xuất với nhiều công nghệ khác nhau nhưng thành phần cấu tạo của chúng đều bao gồm: Chất kết dính (Chất tạo màng sơn), bột màu, chất độn và dung môi, chất phụ gia.
Tóm tắt nội dung
Là chất kết dính các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất này sẽ quyết dịnh chất lượng, cũng như độ bền của sơn. Chất kết dính thường được làm từ keo và dầu tổng hợp nên có độ quánh dẻo và độ cứng cao. Chuyển giao công nghệ sơn
Có tác dụng cải thiện một số tính chất của màng sơn: độ bóng, độ cứng, độ mượt,… tăng khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chúng được nghiền mịn, không tan trong nước, nhờ đó cải thiện được tính chất và tăng cường tuổi thọ cho sơn ngoại thất dưới tác động của môi trường. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
Nguyên liệu bột màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của nó là tạo màu sắc và độ che phủ. Ngoài ra, màu sơn còn ảnh hưởng tới tính chất của màng sơn như: Độ bóng, độ bền,…
– Vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu tối thường xỉn, nhưng cho độ phủ cao và bền màu.
– Hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng có tác dụng tạo độ loãng giúp sơn đạt được nồng độ theo yêu cầu. Dung môi thường là dầu thông, than đá, spirit trắng,… trong những loại sơn nhanh khô thường có vecni hoặc dung dịch muối chì trong axit nafatalen.
Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng, thường là các chất ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.