Quy trình sản xuất sơn nước

5/5 - (3 bình chọn)

Quy trình sản xuất sơn nước | Nhìn vào thực tế nhiều năm qua, ở việt nam ngoài những công ty sơn đến từ nước ngoài, thì doanh nghiệp sơn nội cũng đang trên trường cạnh tranh khốc liệt, bởi sức nóng của ngành xây dựng nói chung, và ngành sản xuất sơn nước nói riêng đang khởi sắc từng ngày. Hòa cùng cơn lốc “sơn nước” đó, có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này, nhưng chưa biết xuất phát từ đâu, đặc biệt quan tâm tới các vấn đề như : Chi phí để sản xuất sơn nước bao nhiêu ?, mức đầu tư sản xuất sơn nước như thế nào ?, để sản xuất sơn nước cần những điều kiện gì ?…Hãy cùng công nghệ sơn nước tìm hiểu.

Điều kiện để sản xuất sơn nước là gì ?

Điều đầu tiên, để đủ điều kiện sản xuất sơn nước, việc đầu tiên là bạn phải thành lập doanh nghiệp (công ty), sau đó bạn định hình bộ máy của công ty gồm các bộ phận cơ bản như : ban giám đốc, kế toán, quản lý xưởng sản xuất, công nhân…với số lượng và quy mô vừa đủ theo cơ chế ban đầu

Chuyển giao quy trình sơn

Quy trình sơn nước

Hồ sơ giấy tờ liên quan đến sản xuất sơn nước

Về thủ tục này, những đơn vị sau khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp xong (đối với doanh nghiệp thành lập mới), thì việc tiếp theo bạn phải làm đó là, đăng ký hợp quy sơn phủ màu nội, ngoại thất (tiêu chuẩn sơn nhũ tương) TCVN, hợp chuẩn sơn lót nội, và sơn lót ngoại thất, song song với đó là chứng nhận iso. Trong quá trình đăng ký khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra và đăng ký nhãn hiệu, thiết kế logo, maket vỏ thùng, tem mác…Về vấn đề này công nghệ sơn nước sẽ hỗ trợ khách hàng liên hệ với đơn vị trực tiếp đăng ký.

Chi phí đầu tư để sản xuất sơn nước

Khi bạn đọc đến đây, chắc chắn một điều rằng là bạn đang rất quan tâm, để đầu tư chi phí sản xuất ban đầu thông thường sẽ bao gồm những khoản đầu tư dự toán như sau :

Về nhà xưởng : Để đảm bảo cho công việc sản xuất sơn nước của bạn, điều đầu tiên bạn phải chuẩn bị nhà xưởng, cao ráo, có diện tích giao động từ 100 – 1000m tùy theo khả năng đầu tư của bạn để mở xưởng, yêu cầu cơ bản về xưởng sản xuất là xưởng phải thoáng, sàn phải được đổ bê tông, phân khu sản xuất, khu kho thành phẩm, khu chứa hóa chất, vật tư…

Về máy móc : Thông thường để sản xuất ra một thùng sơn bạn phải đầu tư các loại máy như, máy khuấy phân tán, bồn khuấy phân tán, máy chiết màu tự động, hoặc bán tự động, máy in date, bồn khuấy pha màu và những loại máy phụ trợ khác.

Về vật tư đầu vào : Là nguồn vật tư chính để sản xuất, khi khách hàng ký hợp đồng chuyển giao với Net Việt, chúng tôi sẽ có trách nhiệm giới thiệu cho bạn một đơn vị có cung ứng vật tư có uy tín trên thị trường, cũng như cân đối giá thành vật tư cho khách hàng, đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá nhập tốt nhất cũng như độ ổn định nhất, tránh lãng phí vật tư và chi phí.

Máy khuấy phân tán

Về đơn vị chuyển giao công nghệ sơn nước uy tín

Là đơn vị chuyên sâu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ sơn, Net Việt đã và đang chuyển giao cho nhiều đơn vị lớn nhỏ trên thị trường, với sự ổn định công thức cũng như áp dụng công nghệ mới nhất vào sản xuất, Net Việt khẳng định thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm với từng công thức sơn chuyển giao, cùng với đó chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trực tiếp chuyển giao tại xưởng của quý khách hàng.

san xuat son nuoc can bao nhieu von

Sản xuất sơn nước cần bao nhiêu vốn

Công thức chuyển giao bao gồm

  • Bóng ngoại thất
  • Siêu bóng ngoại thất
  • Siêu mịn ngoại thất
  • Siêu chống kiềm ngoại
  • Mịn ngoại thất
  • Nội thất kinh tế
  • Nội thất cao cấp
  • Bóng nội thất
  • Chống kiềm nội thất
  • Siêu bóng nội thất
  • Nội thất chống nấm mốc
  • Nội thất siêu trắng
  • Bột bả nội, ngoại thất
  • Chống thấm xi măng  >>>

Với trách nhiệm cao nhất của mình, chúng tôi cam kết sau khi chuyển giao công nghệ sản xuất sơn nước, sẽ cho cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN, hợp chuẩn, hợp quy, và đảm bảo các tiêu chí như :

  • Sơn có độ bám dính, độ phủ, độ mịn, độ trắng cao.
  • Màng sơn siêu bóng, sang trọng, chống bám bụi tuyệt đối
  • Sơn có bề mặt chai lì, rắn, chắc chắn, không bóng tróc
  • Sơn có độ phủ cao từ 25 – 50%
  • Dàn phẳng đều bề mặt thi công, dễ thi công
  • Lau chùi, rửa tối đa khi bị bẩn do dầu, nhớt,….
  • Màu sắc tươi đẹp, bền màu theo thời gian.
  • Công nghệ xanh, chuẩn tuyệt đối
  • Chống thấm, chống kiềm, chống rêu mốc siêu tốt ( như các hãng sơn lớn )
  • Lợi nhuận sản xuất Lãi gộp / doanh thu ước tính từ 35% – 45%theo sản phẩm sau khi đã chiết khấu
  • Điều chỉnh giá thành theo từng dự án

cong nghe son nuoc sieu tot

Sơn nước là hợp chất hóa học được cấu tạo từ các thành phần chính như: nước, bột màu, nhựa copolymer và chất phụ gia kết dính. Tùy theo loại sản phẩm sơn mà nguyên liệu và quá trình sản xuất sơn có thể khác nhau.Tham khảo sơ đồ quy trình sản xuất sơn sau đây:

Quy trình sản xuất sơn nước

Quy trình sản xuất sơn nước bao gồm 4 quá trình chính:

  1. Ủ muối
  2. Nghiền sơn
  3. Pha sơn
  4. Đóng gói thành phẩm

A. Ủ Muối

Ở quá trình ủ muối, các nguyên liệu gồm bột màu (oxit kim loại như oxit titan, thiếc, chì…) , bột độn (CaCO3, silica, đất sét…), phụ gia (chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt…), một phần chất tạo màng là nhựa latex (vinyl-acrylic, styreneacrylic) và dung môi hưu cơ (nước sạch) được đưa vào thùng muối ủ và khuấy dưới tốc độ thấp. Các nguyên liệu này được muối ủ trong thời gian vài giờ để đủ độ thấm ướt chất tạo màng và dung môi, tạo thành dạng hỗn hợp nhão (paste) cho công đoạn nghiền tiếp theo.

B. Nghiền sơn

Đây là công đoạn chính trong quy trình sản xuất sơn nước. Hỗn hợp nhão các nguyên liệu (paste) sơn đã được muối ủ ở trên được chuyển vào thiết bị nghiền sơn.

Quá trình nghiền sơn tạo thành dung dịch dạng chất lỏng mịn, nhuyễn. Hiện tại các dây chuyền sản xuất sơn có các loại máy nghiền hạt ngọc loại ngang hoặc loại đứng. Tuỳ theo yêu cầu về độ nhớt của paste và chủng loại sơn, các công ty sơn sẽ sử dụng máy nghiền ngang hoặc đứng phù hợp. Đối với các loại sơn cao cấp như sơn ô tô, xe máy thì quá trình nghiền này yêu cầu thiết bị loại bi nghiền và đĩa khuấy tốt để đạt được yêu cầu cao về độ mịn của sơn.

Thời gian nghiền có thể kéo dài phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn và yêu cầu về độ mịn của sơn. Trong giai đoạn này, thiết bị nghiền sử dụng nhiều nước làm lạnh thiết bị để đảm bảo paste trong quá trình nghiền không bị nóng lên nhiều nhằm khống chế lượng dung môi bị bay hơi ở nhiệt độ cao và tác động xấu đến các thành phần paste nghiền. Nước trước khi đưa vào máy nghiền phải được làm lạnh xuống 5 – 7oC.

C. Pha sơn

Hỗn hợp Paste sơn sau khi đã được nghiền đến độ mịn theo yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn pha sơn. Công đoạn này tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất sơn. Paste thành phẩm được chuyển sang bể pha, có thể vài lô hỗn hợp paste thành phẩm được đưa vào 1 bể pha chung. Bể pha có 1 máy khuấy liên tục trong quá trình pha sơn. Tại đây paste sơn đã đạt độ mịn được bổ xung thêm đủ lượng chất tạo màng, dung môi, các phụ gia cần thiết. Khi đã đạt độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm hoàn tất và được chuyển sang công đoạn đóng thùng.

D. Đóng gói thành phẩm

Công đoạn này có thể là dây chuyền đóng thùng tự động hoặc đóng thùng thủ công. Bao bì đựng sơn nước thường là bao bì nhựa hoặc kim loại tùy vào sản phẩm sơn mà công ty sơn phát hành. Sản phẩm hoàn thành sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Quá trình nhập kho được tiến hành chặt chẽ theo từng lô hàng.

Các kho sản phẩm phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ vì nguy cơ cháy nổ rất cao đối với sản phẩm sơn dung môi hữu cơ.

Liên hệ để được tư vấn và chuyển giao công nghệ sơn

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ : 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Call : 0943.188.318 –  Mr Cương

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

4.5/5 (2 Reviews)

Đọc thêm

Có thể bạn quan tâm

Quy trình pha sơn nước đúng chuẩn
5/5 - (2 bình chọn) Đối với mỗi khách hàng đều có chung một mong muốn. Đó chính là muốn sở hữu một lớp sơn nước bền, đẹp sau khi thi công. Nhưng liệu bạn có biết rằng, quy trình pha sơn nước đúng chuẩn
Tỷ lệ pha nước sơn tường chuẩn nhất
5/5 - (4 bình chọn) Hiện nay, thay vì nhờ thợ sơn, nhiều người chọn cách tự tay sơn màu cho ngôi nhà của mình. Thế nhưng, để có được một bức tường đẹp, ưng ý, không loang lổ hay bong tróc là không hề
Quy trình pha sơn để đạt hiệu quả tối ưu
5/5 - (2 bình chọn) Đa số khi nhắc đến quy trình pha sơn, các khách hàng đều đặt các câu hỏi như: Nên pha sơn như thế nào để hiệu quả? Khi thực hiện quy trình pha sơn, màu sơn nên kết hợp như
Công nghệ sơn vạch kẻ đường
5/5 - (2 bình chọn) Công nghệ sơn vạch kẻ đường giao thông | Ngày nay, người ta không chỉ sơn vạch kẻ cho đường giao thông mà còn dùng để phân chia vị trí, khu vực cho nhiều không gian khác. Vậy sơn vạch
Sơn kháng muối là gì
5/5 - (4 bình chọn) Sơn kháng muối là gì | Tại sao sơn tường ở những khu vực vùng ven biển nhanh bị bay màu, phấn hóa, kiềm hóa…? sơn kháng muối là gì ? tại sao lại gọi là sơn kháng muối ?
Bảo hộ nhãn hiệu sơn
4.3/5 - (9 bình chọn) Bảo hộ nhãn hiệu sơn | Hiện nay, trên thị trường Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh sơn đang phát triển rộng rãi với rất nhiều thương hiệu sơn khác nhau phổ biến nhất như sơn Dulax, sơn
Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)