Cụm từ “ sơn phản quang ” đã không còn quá lạ đối với đời sống hằng ngày của chúng ta. Các vật liệu phản quang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Thế nhưng cũng không phải ai cũng biết đến sơn phản quang và đặc biệt là sơn phản quang có mấy loại và cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên các bạn hãy tham khảo và tìm hiểu về tính năng, cách thức thi công sơn phản quang như thế nào ?
Tóm tắt nội dung
Bạn đang thắc mắc về sơn phản quang và muốn tìm hiểu xem sơn phản quang có những tác dụng gì. Loại nào tốt nhất các các loại sơn phản quang khác nhau. Bài viết này công thức sơn sẽ đưa đến cho bạn những kiến thức bổ ích và đầy đủ nhất về điều mà bạn đang thắc mắc
Công nghệ sơn phản quang | Công thức sơn
Sơn Phản Quang là dòng sơn chưa các hạt phản quang hay mảng phản quang. Thông thường sơn phản quang được dùng nhiều tại các biển bảo giao thông. Khi người đi xe chiếu đèn vào thì sẽ phản lại ảnh sáng tới mắt người dùng. Giúp người đi đường dễ quan sát hơn.
Tạo ra độ phản quang nhất định
Làm sơn kẻ vạch,sơn bó vỉa trong các hầm,bãi đỗ xe
Làm sơn đường chỉ dẫn phân làn cho giao thông qua lại thuận tiện
Tiết kiệm thời gian và chi phí. Sơn trực tiếp không cần sơn lót,độ phản quang tốt đẩy nhanh tiến độ thi công
Bảo vệ sức khỏe người thi công cũng như mọi người: Sơn không gây mùi,không độc hạị
Sơn phản quang dùng làm vạch kẻ đường, là tín hiệu chỉ dẫn giao thông mà bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp.
Sơn vạch kẻ đường được sử dụng nhiều nhất là sơn kẻ đường màu trắng và màu vàng.
Sơn phản quang dùng cho biển báo giao thông, nó được ví như những ngọn đèn trong đêm giúp mọi người dễ dàng quan sát tín hiệu cảnh báo từ xa.
Sơn phản quang dùng cho cột chân tường trong tầng hầm, bãi đỗ xe vì đây là những nơi có mật độ ảnh sáng thấp hơn. Sơn phản quang màu vàng và màu đen là 2 màu sơn phản quang được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp này
Mỗi một phương pháp thi công sơn phản quang ở trên đều mang những ưu nhược điểm khác nhau. Dưới nội dung sau đây, chuyển giao công nghệ sơn sẽ chia sẻ đến bạn quy trình sơn phản quang bằng phương pháp lăn. Nội dung các bước chi tiết như dưới đây
Trước khi thi công sơn phản quang cần kiểm tra kĩ bề mặt sàn cần sơn.
Đối với bề mặt bê tông: cần loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, sạch và khô
Đối với bề mặt kim loại: cần loại bỏ rỉ sét, dầu mỡ, sạch và khô.
Nếu bề mặt của mặt bằng cần sơn quá khô thì nên làm ẩm sơ qua bề mặt để thi công dễ dàng
Sau khi bật nắp lon sơn, sử dụng gậy hoặc máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn đều lượng sơn trong thùng.
Dung dịch sơn phản quang có thể thi công trực tiếp hoặc nếu pha loãng cần phải sử dụng loại dung môi pha sơn chuyên dụng do nhà sản xuất khuyến cáo
Thông thường tỉ lệ pha loãng dung môi không quá 5 – 10% thể tích sơn.
Đặt biển báo và đèn tín hiệu hai đầu đoạn đường chuẩn bị thi công
Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng. Lưu ý khuấy sâu vào đáy thùng để đảm bảo sản phẩm không bị lắng.
Dán băng keo vào hai bên đường line để hạn chế sơn chảy ra ngoài khu vực đường line.
Thi công sơn lớp lót phản quang
Lớp sơn này nhằm giúp tạo màu và tạo độ bám dính giữa bề mặt bê tông và lớp sơn phủ.
Số lớp thi công: 1 – 2 lớp
Khuấy đều hỗn hợp sơn phủ và bột phản quang, sau khi lớp sơn lót khô tiến hành lăn 2 – 3 lớp hỗn hợp sơn phủ phản quang lên bề mặt đường line.
Đợi lớp sơn phủ phản quang khô tiến hành lột bỏ băng keo giấy, dọn vệ sinh và bàn giao nghiệm thu công trình
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về một quy trình thi công sơn phản quang bằng phương pháp lăn chính xác và chuẩn kỹ thuật nhằm mang lại chất lượng hoàn thiện nhất cho công trình của mình. Với các trường hợp thi công sơn phản quang cụ thể khách hàng cần liên hệ với công thức sơn để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT
VPGD : 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội
Call : 0943.188.318 – 0943.188.318 Mr Cương
Email : manganchoigiaitri@gmail.com